LOGO_CRYPTO_SIGHT

IOTA Là Gì?

By Shannon Wilson | March 14, 2022

IOTA (MIOTA) là một sổ cái phân tán được thiết kế để lưu trữ và thực hiện các giao dịch giữa máy móc và thiết bị trong hệ sinh thái Internet of Things (IoT). Sổ cái sử dụng một loại crypto có tên gọi là MIOTA để tính toán các giao dịch trong hệ thống của nó. Sự cải tiến quan trọng của IOTA là Tangle, một hệ thống node được dùng để xác nhận giao dịch. IOTA khẳng định rằng Tangle có tốc độ nhanh hơn và hiệu quả hơn những blockchain thông thường dùng cho crypto. 

IOTA Foundation, tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm về sổ cái, đã ký kết các thỏa thuận với nhiều công ty danh tiếng, chẳng hạn như Bosch và Volkswagen, nhằm mở rộng tiện ích của nền tảng giữa các thiết bị được kết nối. 

Thông Tin Về IOTA

Đã có hàng tỷ thiết bị được kết nối với Internet vào năm 2020. Trong hệ sinh thái Internet of Things (IoT), những thiết bị có thể trao đổi dữ liệu và thông tin thanh toán với nhiều thiết bị khác trong các giao dịch được thực hiện cả ngày. 

IOTA mong muốn trở thành phương thức tiêu chuẩn để thực hiện các giao dịch trên nhiều thiết bị. Những người sáng lập của nó đã miêu tả sổ cái như là một “xương sống công khai cho hệ sinh thái Internet of Things mà không cần sự cho phép, có thể tạo điều kiện cho khả năng tương tác giữa những thiết bị.” Nói một cách dễ hiểu, điều này có nghĩa nó sẽ cho phép các giao dịch giữa những thiết bị liên kết với nhau, và bất cứ ai cũng có quyền truy cập. 

Các nhà sáng lập của IOTA tuyên bố rằng nó sẽ giải quyết được nhiều vấn đề gây khó khăn cho crypto được phát triển trên những blockchain tiêu chuẩn. Những vấn đề này bao gồm việc tập trung khai thác ở một nhóm cụ thể, tốc độ chậm của hệ thống, và khả năng mở rộng. Đối với crypto, khả năng mở rộng đề cập đến khó khăn khi gia tăng số lượng giao dịch được xử lý bởi một blockchain mà không ảnh hưởng đến các chỉ số khác.   

Những vấn đề nêu trên chủ yếu xảy ra vì sự tồn đọng của các giao dịch trên blockchain của Bitcoin. Bản thân việc tồn đọng là do nhiều yếu tố khác nhau, từ kích thước block nhỏ đến độ khó của các câu đố mà thợ đào phải giải để kiếm được crypto như một phần thưởng. IOTA sẽ giải quyết các nan giải này bằng cách cấu hình lại kiến trúc blockchain thành Tangle, một phương pháp mới để sắp xếp dữ liệu và xác nhận giao dịch. 

Những Mối E Ngại Về IOTA

Đa số lời chỉ trích dành cho IOTA tập trung chủ yếu vào những lỗi kỹ thuật của nó. Đối với hầu hết các loại crypto, hệ thống của IOTA được cho là còn non trẻ và chưa chứng minh được thực lực. Một cuộc tấn công lừa đảo trên hệ thống của nó đã dẫn đến việc đánh cắp MIOTA trị giá 3,94 triệu đô la. Phản hồi về cuộc tấn công, đội ngũ phát triển IOTA đã viết một bài blog phác thảo các bước làm thế nào để tạo ra một hạt giống mạnh mẽ cho việc sử dụng crypto của nó.  

Những nhà phát triển của IOTA đáng lẽ đã phải “tung ra” crypto của họ. Nói cách khác, họ đã tạo ra phương pháp mã hóa của mình từ đầu, bỏ qua hàm băm SHA-256 được sử dụng rộng rãi trong Bitcoin. Một nhóm thuộc Digital Currency Initiative của MIT đã tìm ra những lỗ hổng nghiêm trọng với hàm băm của IOTA, được gọi là Curl. Hàm đã tạo ra kết quả đầu ra giống hệt nhau khi nó được cung cấp hai dữ liệu đầu vào khác nhau. Thuộc tính này được gọi là va chạm và biểu thị rằng một hàm băm bị hỏng. Trong bản phân tích về lỗ hổng bảo mật, nhóm đến từ MIT đã cho rằng một tác nhân xấu có thể đã phá hủy hay đánh cắp tiền của người dùng từ Tangle với kỹ thuật của họ. Đội ngũ của IOTA đã khắc phục điểm yếu này.  

Vẫn còn tồn tại những vấn đề tiềm ẩn với các lời khẳng định của IOTA về việc loại bỏ khó khăn đối với khả năng mở rộng cho những blockchain thông qua việc ứng dụng DAG. Ông Vitalik Buterin, nhà đồng sáng lập Ethereum, đã nảy lên nghi ngờ về khả năng của hashgraph (cấu trúc dữ liệu cơ bản của DAG) trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khả năng mở rộng. Theo ông giải thích, những phiên bản hiện tại của hashgraph sẽ không giải quyết được sự phụ thuộc của blockchain vào bộ nhớ máy tính và sức mạnh xử lý. Khả năng mở rộng của một hệ thống sử dụng hashgraph vẫn sẽ dựa vào dung lượng và tốc độ của các máy tính riêng lẻ trong hệ thống của nó. 

Kể từ năm 2020, hệ thống của IOTA đã dùng một máy chủ trung tâm được gọi là Coordinator để đảm bảo an ninh giao dịch. Việc làm này đã làm loãng đi những tuyên bố của nó về việc là một hệ thống phi tập trung, vì sự ra đời của Coordinator đã dẫn đến việc xuất hiện một điểm thất bại duy nhất. Nó cũng làm chậm tốc độ của hệ thống bởi vì quá trình xử lý song song không xảy ra trong hệ thống dựa trên Coordinator. Tuy nhiên, IOTA Foundation đã có kế hoạch mang tên “The Coordicide” để loại bỏ Coordinator trong thời gian sắp tới.

Tương Lai Của IOTA

Mặc dù vốn hóa thị trường của IOTA đã giảm đáng kể so với mức cao nhất năm 2017, vận may của crypto này đã có những dấu hiệu cải thiện vào cuối năm 2020. Nó đã khởi đầu năm 2020 với vốn hóa thị trường là 446 triệu đô la và vượt qua 900 triệu đô la vào ngày 19/12/2020. Đó là mức tăng hơn 100%, nhưng là một chặng đường khá chông gai. Mối quan hệ hợp tác liên tục của IOTA với những doanh nghiệp lớn và việc tập trung vào hệ sinh thái Internet of Things đang phát triển cũng giúp tạo ra sự khác biệt với các loại crypto khác và tạo ra sự quan tâm đến từ nhà đầu tư. Nó trông có vẻ như đang hoạt động bởi vì kể từ ngày 28/9/2021, vốn hóa thị trường của IOTA rơi vào khoảng 3,2 tỷ đô la. 

Nguồn: https://www.investopedia.com/terms/i/iota.asp

Thẻ:,

Bài liên quan

BitTorrent Token (BTT) Là Gì?

Shannon Wilson | Feb 9, 2022

Giới Thiệu Về EverRise (RISE)

Shannon Wilson | Mar 26, 2022

Decentraland (MANA) Là Gì?

Shannon Wilson | May 5, 2022

Giới Thiệu Về Filecoin (FIL)

Natalie Wu | Jan 27, 2022

Serum (SRM) Là Gì?

Natalie Wu | May 13, 2022

Dogelon Mars (ELON) Là Gì?

Warren Hayes | Feb 9, 2022

MOBOX (MBOX) Là Gì?

Shannon Wilson | Jan 12, 2022

LUNA Là Gì?

Shannon Wilson | Mar 6, 2022

Comments